Lịch sử hình thành, phát triển của giải AFC Cup
Cúp AFC (tiếng Anh: AFC Cup) là một giải bóng đá cấp câu lạc bộ lục địa thường niên do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức. Theo luật hiện tại, giải đấu được dành riêng cho các câu lạc bộ từ các quốc gia có thứ hạng thấp không có suất vào thẳng trực tiếp ở AFC Champions League dựa trên bảng xếp hạng giải đấu cấp câu lạc bộ AFC.
Tuy nhiên khác với thể thức thi đấu của giải hạng 2 châu Âu là UEFA Europa League khi nhận thêm các đội bị loại khỏi UEFA Champions League, giải AFC Cup không nhận các đội bị loại khỏi vòng bảng giải AFC Champions League.
Kể từ khi giải đấu khởi tranh vào năm 2004, AFC Cup vẫn được biết đến là sân chơi riêng của các đội bóng đến từ các nền bóng đá thuộc khu vực Tây Á. Kể từ mùa giải đầu tiên, các câu lạc bộ từ Tây Á đã liên tục thống trị các trận chung kết AFC Cup cho đến năm 2015 khi đội bóng Malaysia là Johor Darul Ta'zim giành chức vô địch.
Đội bóng Al-Sebb vô địch giải đấu AFC Cup năm 2022.
|
Hiện Al-Seeb của Oman đang là nhà đương kim vô địch giải đấu sau khi đánh bại đội bóng Kuala Lumpur City đến từ Malaysia trong trận chung kết năm 2022. Kể từ mùa giải 2021, đội vô địch AFC Cup sẽ được quyền tham dự vòng loại trực tiếp AFC Champions League mùa giải tiếp theo ngay cả khi họ không đủ điều kiện tham dự do không có thành tích thi đấu tốt trong nước.
Thể thức giải đấu
Vào năm 2004, giải AFC Cup lần đầu tiên được tổ chức quy tụ 18 đội đến từ 14 quốc gia tại châu lục. Trong đó các bảng A, B, C gồm các đội thuộc khu vực Tây Á và Trung Á. Hai bảng còn lại gồm các đội đến từ khu vực Đông Á và ĐNÁ. Sau đó, 5 đội đứng đầu các bảng và ba đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ bước vào vòng đấu loại trực tiếp. Và sau đó CLB Al-Jaish (Syria) đã trở thành đội bóng đầu tiên vô địch AFC Cup sau khi đánh bại đối thủ đồng hương Al-Wahda ở chung kết nhờ luật bàn thắng sân khách.
Từ năm 2017, thể thức của AFC Cup được thay đổi, với mục đích giảm chi phí di chuyển giữa các địa điểm diễn ra các trận đấu. Theo đó 36 câu lạc bộ sẽ tham dự giải đấu được chia thành 9 bảng (4 đội/bảng). Các suất tham dự được phân bố như sau:
- 12 đội đến từ các liên đoàn thành viên của Liên đoàn bóng đá Tây Á (WAFF), được chia thành 3 bảng A, B và C.
- 4 đội (Kể từ năm 2021, con số này có thể lên tới tối đa 8 đội) đến từ các liên đoàn thành viên của Liên đoàn bóng đá Trung Á (CAFA), được xếp vào bảng D (và có thể là bảng E).
- 4 đội (Kể từ năm 2021, con số này có thể lên tới tối đa 8 đội) đến từ các liên đoàn thành viên của Liên đoàn bóng đá Nam Á (SAFF), được xếp vào bảng E (Tùy thuộc vào số bảng ở khu vực Trung Á và Nam Á mà có thể thay thành bảng F và/hoặc G).
- 12 đội đến từ các liên đoàn thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF), được chia thành 3 bảng F, G và H (Tùy thuộc vào số bảng ở khu vực Trung Á và Nam Á mà có thể thay vào bảng I và/hoặc J).
- 4 đội (Kể từ năm 2021, con số này có thể lên tới tối đa 8 đội) đến từ các liên đoàn thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Á (EAFF), được xếp vào bảng I (Tùy thuộc vào số bảng ở khu vực Trung Á và Nam Á mà có thể thay thành bảng J, K và L).
Danh hiệu vô địch AFC Cup
|
Trong đó các đội Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á được xếp vào 1 nhóm gọi là Liên khu vực (Inter-zone). Các đội giành chiến thắng ở 4 khu vực sẽ bước vào vòng bán kết Liên khu vực để chọn ra đội vô địch Liên khu vực. Đội bóng này sẽ giành quyền vào chung kết tổng gặp đội giành chiến thắng ở nhóm Tây Á.
Đội vô địch Tây Á và đội vô địch liên khu vực sẽ đối đầu với nhau trong trận chung kết tổng. Trận đấu sẽ chỉ diễn ra 1 lượt duy nhất trên sân của 1 trong 2 đội và sẽ thay đổi theo năm, với trận chung kết năm lẻ diễn ra ở sân của đội vô địch Liên khu vực, và năm chẵn sẽ diễn ra trên sân của đội vô địch Tây Á. Thể thức này khiến cho AFC Cup trở thành giải đấu có thể thức phức tạp và lằng nhằng nhất thế giới hiện nay.
Thể thức thi đấu mới của giải AFC Cup
Đến tháng 12 năm 2022, AFC đưa ra thông báo điều chỉnh giảm số đội tham dự xuống còn 32 đội được chia làm 2 khu vực phía Đông và Tây của châu Á (mỗi khu vực 16 đội). Các đội được chia làm 8 bảng (4 bảng A–D dành cho khu vực Tây Á, 4 bảng E–H dành cho khu vực Đông Á).
Tại vòng bảng, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm chọn ra 2 đội đứng đầu vào vòng loại trực tiếp. Các đội thi đấu loại trực tiếp 2 lượt riêng rẽ trong khu vực của mình cho đến trận Chung kết, nơi 2 đội sẽ thi đấu 1 trận duy nhất trên sân trung lập. Ngày 14 tháng 8 năm 2023, AFC công bố tên của giải đấu thay thế Cúp AFC là AFC Champions League 2. Thể thức thi đấu hoàn toàn mới này sẽ có hiệu lực kể từ mùa giải 2024–25.
Thành tích thi đấu tại giải AFC Cup
Qua 19 năm tổ chức, đội bóng đang có thành tích tốt nhất giải đấu là câu lạc bộ Al-Kuwait (Kuwait) với 3 lần vô địch và 1 lần về nhì. Đội bóng này lên ngôi ở các mùa giải 2009, 2012, 2013 và để thua ở trận chung kết năm 2011.
Trong lịch sử đã có tổng cộng 12 đội bóng từng giành chức vô địch AFC Cup, trong đó có tới 11 đội thuộc khu vực Tây Á và chỉ một đội bóng ở khu vực phía Đông vô địch là CLB Johor Darul Ta'zim của Malaysia.
Thành tích thi đấu của các CLB trong lịch sử giải AFC Cup
|
Tiền thưởng tại giải đấu AFC Cup
Theo LĐBĐ châu Á, dựa theo thành tích thi đấu tại AFC Cup mà các đội bóng sẽ được nhận một mức thưởng khác nhau. Cụ thể, các đội bóng tham dự vòng sơ loại và vòng bảng sẽ nhận được một khoản tiền hỗ trợ chi phí đi lại là 30 nghìn USD.
Tới vòng loại trực tiếp, các đội vô địch trong khu vực của mình sẽ được nhận khoản tiền thưởng 100 nghìn USD bên cạnh khoản phí hỗ trợ đi lại là 40 nghìn USD/trận.
Đến trận chung kết, đội giành chiến thắng chung cuộc ngoài việc nhận cúp vô địch sẽ được thưởng thêm 1,5 triệu USD, bên cạnh mức phí hỗ trợ đi lại là 40 nghìn USD. Trong khi đội á quân nhận 750 nghìn USD tiền thưởng cùng 40 nghìn USD phí hỗ trợ đi lại.
Với nhiều người hâm mộ, AFC Champions League có thể vẫn là giải đấu chưa được biết tới. Vậy giải đấu này được tổ chức và diễn ra như thế nào?
Nguồn : Xem thêm :
0 Comments
Đăng nhận xét